Tỏi Ấn Độ – Công dụng và lợi ích đối với sức khoẻ

Tỏi Ấn Độ không chỉ là một gia vị trong bữa ăn mà nó còn có công dụng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tim mạch. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những công dụng tuyệt vời của tỏi Ấn Độ đối với sức khỏe, đặc biệt là khi dùng tỏi sống.

Một số thông tin về tỏi cô đơn Ấn Độ

Tôi Ấn Độ hay còn gọi là tỏi cô đơn Ấn Độ có hương vị đặc trưng riêng biệt, vị cay nồng khó có loại nào có thể so bì.

 

toi an do hoa chu

Tỏi cô đơn Ấn Độ thuộc giống Desi, có thể được dùng để làm gia vị, làm nước sốt, được nấu cùng với các món ăn khác. Tỏi có thể bảo quản ở nhiệt độ điều kiện thông thường tối đa 6 tháng và không cần kho lạnh.

Thành phần dinh dưỡng của tỏi Ấn Độ

Theo các nhà khoa học thuộc Viện nông nghiệp Hoa Kỳ nghiên cứu, trong 100 gam tỏi cô đơn Ấn Độ có chứa 150 gam calo, 33 gam carbohydrates, 6,36 gam protein và các dưỡng chất khác như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), canxi, Kali, mangan, magiê, sắt, phốt pho,…

Đặc biệt trong tỏi có chứa hợp chất hữu cơ glycosides và sulfur. Hơn nữa, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu khác như nhân sâm, trà đỏ, trà xanh,…

Đặc biệt trong củ tỏi chứa allicin có tác dụng đối với sức khỏe của con người.

Công dụng của tỏi cô đơn Ấn Độ

Tỏi nói chung và tỏi cô đơn Ấn Độ nói riêng từ lâu đã được sử dụng để làm gia vị, mang đến hương vị cho các món ăn hằng ngày. Chẳng hạn: Ở Hoa Kỳ, sử dụng đến gần một nửa lượng tỏi khô trong các sản phẩm sốt mayonnaise, các chế phẩm từ thịt và trộn salad. Thêm nữa, tỏi cũng được sử dụng để chế biến muối tỏi, bột tỏi, dấm tỏi, bánh mì phô mai tỏi, bánh mì tỏi,… Ngoài ra, tỏi còn được sấy khô để sử dụng lâu dài hoặc chiết suất tỏi để làm tinh dầu.

 

toi an do dong goi

Ở Ấn Độ cũng như một số nước châu Á và Trung Đông khác, tỏi còn được sử dụng trong bột cà ri, dưa chua, rau cải xoăn và các chế phẩm từ thịt. Dầu tỏi được sử dụng làm chất tạo hương vị trong có món súp, nước sốt và các thực phẩm đóng hộp,…

Đặc biệt, với đặc tính của tỏi là chống vi khuẩn, diệt nấm và diệt côn trùng. Nên trong lĩnh vực y học, tỏi cô đơn Ấn Độ được sử dụng để chữa bệnh. 

Theo y học phương Đông ghi chép về tỏi thì tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, quy vào hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phong, thông khiếu, tiêu đờm, tiêu nhiệt, sát khuẩn,…Cụ thể tỏi Ấn Độ có thể hỗ trợ và điều trị các bệnh sau:

  • Dùng như thuốc kháng sinh

Tỏi Ấn Độ không có tác dụng để thay thế cho thuốc kháng sinh, nhưng tại một thời điểm nào đó nó sẽ có ích. Chẳng hạn như: khi xảy ra tai nạn, nếu không có các chuyên gia y tế có mặt tại hiện trường, nếu nạn nhân bị thương và không có thuốc kháng sinh ở cạnh, bạn có thể sử dụng vài nhánh tỏi để xoa lên vết thương, giúp ngăn vết thương nhiễm trùng. Bởi trong tỏi có một kháng sinh vật có thể giết chết các chủng vi khuẩn và tụ cầu khuẩn. 

  • Dùng làm siro chữa đau họng

Tỏi có thể dùng làm siro để chữa đau họng, cảm cúm do nó có tính chất kháng khuẩn mạnh. 

Cách thực hiện: bạn đun sôi một ít tỏi sống với một ít nước, sau đó thêm mật ong và đường để dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước sôi. 

  • Cải thiện chức năng xương khớp

Trong tỏi có chứa các vitamin B6, vitamin C, kẽm, mangan, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ sự hình thành của các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, còn giúp nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. 

Với phụ nữ, việc ăn tỏi sống mỗi ngày còn giúp làm chậm quá trình lão hóa xương, tăng cường nội tiết tố estrogen. 

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức rõ rệt.

  • Phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Sử dụng tỏi sống thường xuyên còn giúp hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, cũng như giúp loại bỏ các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu. 

Hơn nữa, tỏi còn giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ, giúp giảm mỡ máu, ức chế tích tụ tiểu cầu và phòng ngừa hình thành huyết khối

  • Trị mụn làm đẹp da

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn và thanh lọc máu, có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da. Bạn có thể sử dụng miếng tỏi sống và chà xát nhẹ lên nốt mụn. Hoặc cũng có thể nghiền nát củ tỏi, lấy nước cốt, sử dụng một miếng vải sạch, thấm vào nước tỏi và thoa lên vùng da bị mụn để làm giảm các triệu chứng viêm, sưng của mụn. 

Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách

Tỏi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên, bạn nên sử dụng tỏi đúng cách để tránh phản tác dụng.

  • Đối với tỏi sống, bạn nên băm nhuyễn tỏi, sau đó để trong không khí khoảng 10 – 15 phút rồi mới ăn. Bởi trong tỏi không có allicin tự do. Do đó, chỉ sau khi băm nhuyễn tỏi, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra các allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn và đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, và không thể phóng thích ra allicin. Do đó, khi nấu ăn với tỏi bạn nên băm nhuyễn tỏi, giúp hàm lượng allicin sẽ được giữ lại đến 60%, rất có lợi cho sức khỏe người dùng. 
  • Ngoài cách ăn sống, bạn có thể ăn tỏi ngâm giấm. Cách sơ chế này vẫn giúp bạn giữ lại được các hoạt chất tốt có trong tỏi.
  • Sau khi ăn tỏi sống, bạn nên súc miệng bằng cà phê không đường, nước trà xanh, uống sữa bò, hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi. 

toi an do hoa chu

  • Không nên ăn tỏi lúc đói vì trong tỏi có tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày và có tính phân hủy. Do đó nếu ăn tỏi quá nhiều một lần lúc đói sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt không tốt đối với người bị tá tràng và viêm nét dạ dày.
  • Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, gây ra các bệnh về viêm kết mạc mắt, viêm bầu mắt. 
  • Khi bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống vì hợp chất allicin có trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 
  • Không ăn kèm tỏi Ấn Độ cùng với các thực phẩm như thịt gà, thịt chó, cá trắm hoặc trứng,…
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh về gan cũng không nên ăn tỏi vì tỏi có tính cay tính nóng, vị cay sẽ làm nóng gan, sử dụng lâu dài gây tổn thương cho gan
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc đặc trị như HIV/AIDS, thuốc chống đông máu cũng không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Người có thể trạng suy yếu cũng không nên ăn quá nhiều tỏi để tránh làm tiêu tan khí huyết, phát nhiệt, loãng khí, sinh đờm, hao máu,…

van chuyen lo hang toi an do tai hoa chu

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn về tỏi Ấn Độ, và công dụng của tỏi đối với sức khỏe con người, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu bạn có nhu cầu mua tỏi Ấn Độ và các loại tỏi khác, hãy liên hệ với Hoà Chu theo hotline để được báo giá và hỗ trợ nhanh chóng.

Chúng tôi luôn đảm bảo mang đến bạn những sản phẩm chất lượng nhất, giá thành cạnh tranh nhất. Liên hệ ngay với Hoà Chu nhé!